Bài Đăng mới nhất

Chế độ ăn gạo lứt muối mè có tốt không?




Chế độ ăn gạo lứt muối mè có tốt không?

SKĐS - Hiện nay rất nhiều người quan tâm và thực hành ăn chay thường xuyên, ngoài quan điểm về tôn giáo, người ta ăn chay là vì quan tâm đến sức khỏe. Tuy nhiên, ăn chay sao đủ dinh dưỡng và không gây hại sức khỏe là vấn đề không đơn giản, không phải ai cũng có đủ sự hiểu biết và kiên trì để thực hiện được.

Thực dưỡng còn được biết đến với tên gọi chế độ ăn thực dưỡng Ohsawa, được hiểu nôm na là cách ăn uống và sinh hoạt điều độ phù hợp với đồng hồ sinh học của cơ thể. Những người theo chế độ ăn thực dưỡng được khuyến khích ăn thường xuyên các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật, nhai thức ăn thật kỹ trước khi nuốt, lắng nghe cơ thể, sống năng động và duy trì tinh thần hạnh phúc.

Người áp dụng chế độ ăn thực dưỡng sử dụng ngũ cốc để làm thực phẩm chính. Ở Việt Nam, mọi người thường ưu tiên lựa chọn chế độ ăn gạo lứt - muối mè (muối vừng) làm chủ đạo vì những tính năng vượt trội và phù hợp với thói quen ăn uống của người Việt.

Tim hiểu thêm


1. Một số lợi ích sức khỏe của chế độ ăn gạo lứt muối mè

Những người áp dụng chế độ ăn thực dưỡng thường sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và đậu, nấm…. Đây đều là những loại thực phẩm lành mạnh, ít chất béo, giàu chất xơ, đặc biệt nhiều chất chống oxy hóa nên có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…

Chế độ ăn gạo lứt muối mè bao gồm cơm nấu gạo lứt và vừng rang giã muối.  Chế độ ăn thực dưỡng trong đó có ăn kiêng gạo lứt muối mè có thể giúp phòng tránh hoặc chữa khỏi một số bệnh ung thư trong một thời gian nhất định.

QUẢNG CÁO: 
   [Túi 2kg]Gạo Lứt Tím Than Sóc Trăng 2kg - Cơm mềm dẻo, mùi thơm đặc trưng
***********************************

Chế độ ăn gạo lứt muối mè là phương pháp ăn uống dựa hoàn toàn và thức ăn đến từ thực vật mà chúng ta vẫn xem là ăn chay dưỡng sinh.

Về dinh dưỡng, gạo lứt và mè là 2 loại thực phẩm rất tốt vì chứa nhiều chất dinh dưỡng: đạm thực vật, vitamin nhóm B, canxi, chất xơ… Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt chỉ bỏ đi lớp trấu ngoài cùng, lớp cám của gạo lứt chứa nhiều chất xơ, vitamin nhóm B nên từ đó có thể giúp cải thiện mỡ máu, cân nặng, đường huyết…

2. Những ngộ nhận về chế độ ăn gạo lứt muối mè

Xét về bản chất thì phương thức ăn chay khá tốt, nó chỉ trở nên tiêu cực khi chúng ta thực hiện một cách mù quáng. Có một điều đáng quan ngại là nhiều người theo chế độ ăn thuần thực vật lại không hiểu mục đích sâu xa của việc ăn chay, dẫn đến sức khỏe không đảm bảo, dễ mắc bệnh tật, thiếu vi chất.

Gạo lứt, muối mè là nguồn thực phẩm tốt nhưng không đến mức như những lời đồn đãi. Khi thực hiện theo chế độ ăn thực dưỡng, nếu áp dụng khéo léo sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ mắc một số bệnh như tim mạch, máu huyết, gout…. nhưng nếu ăn kéo dài mà không kết hợp các thực phẩm khác sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng và vi chất.

QUẢNG CÁO:

Gạo lức đen Điện Biên giảm cân thực dưỡng ăn kiêng tiểu đường mỡ máu...1kg HCM


**************************
Như ta đã biết trong gạo lứt có đến 60-70% lượng chất mà cơ thể cần và mè cũng vậy. Hai chất nầy kết họp lại với nhau tạo thành một hỗn họp dinh dưỡng đủ để nuôi cơ thể ta trong một thời gian để trị bịnh nam y. Mục đích là để tạo ra Lượng máu mới sạch sẽ cho cơ thể (Ăn gì bổ nấy, mỗi ngày máu đào thải 10% và được bổ sung trở lại 10% từ ăn uống và sau 3 tháng máu ta hoàn toàn sạch"Theo lý thuyết").

 Nguyên nhân nhiều bệnh tật nặng xảy ra thường là 70- 80% do máu bị nhiễm khuẩn do chế độ ăn uống của ta trong quá khứ không kiên cữ. Vậy sau khi ta điều trị xong ta phải ăn nới rộng ra thêm nhiều món đặc biệt là rau xanh vì trong rau xanh có nhiều loại dinh dưỡng rất cao, không nhất thiết phải ăn thịt cá trừ trường hợp người có bệnh đặc biệt cần bổ sung vi chất từ thịt cá.

 QUẢNG CÁO:  ĐẬU PHỘNG

*****************************************

Phương pháp ăn chay này khá tương đồng với quan điểm dinh dưỡng cân bằng ở đặc điểm ăn nhiều rau, trái cây, các loại đạm thực vật, ưu tiên ăn các loại hạt... Nếu được thực hiện đúng cách, phương thức này mang lại rất nhiều giá trị như giúp bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ đái tháo đường, giảm nguy cơ ung thư và một số bệnh mạn tính khác...

QUẢNG CÁO:      Mè Đen


****************************

Nhưng đây chưa phải là phương pháp dinh dưỡng toàn diện, đây mới chỉ là phương pháp tốt, bởi phương pháp này còn tiềm ẩn một số hạn chế như việc thiếu sự có mặt của đạm động vật rất quan trọng cho trẻ em, người bệnh đặc biệt. Như vậy tùy theo tính chất và thực tế ta áp dụng.

Nếu áp dụng phương pháp này nên ăn đa dạng các loại thực phẩm cả động vật và thực vật, ưu tiên nhiều rau xanh, trái cây. Bớt chiên, xào,  nướng thực phẩm, hạn chế tối đa đường tinh luyện và các thực phẩm chế biến sẵn và áp dụng các lối sống lành mạnh khác. Việc duy trì chế độ ăn  gạo lứt muối mè (nay đổi là muối: 50%+ Đậu Phộng 50%) luôn 
là khẩu phần ăn chính hằng ngày, rồi mới thêm canh, rau, v.v. Như vậy chúng ta mới đấy dủ dinh dưỡng hằng ngày, tạo cho cơ thể có nguồn máu sạch chống lại và loại bỏ vi sinh trong máu cũ ra ngoài. Những điều trên đây mong góp một phần nhỏ để các bạn tham khảo áp dụng cho bản thân mình,nhất là thời đại có quá nhiều quyến rũ. 
Chúc thành công.


Share:

Nhớ Ngày Tìm Về Chánh Pháp

 

Nhớ Ngày Tìm Về Chánh Pháp

Trong cõi đời vô thường, giữa bao sóng gió của cuộc sống, có những lúc ta ngỡ mình lạc lối, không biết đâu là điểm dừng. Đó là trạng thái của tôi, của một con người từng đắm mình trong vòng xoáy danh lợi, từng mải miết chạy theo những ảo vọng của cuộc đời, để rồi phải trả giá bằng sự mất mát cả vật chất lẫn tinh thần. Nhưng cũng chính trong đau thương và thất vọng, ánh sáng của Chánh Pháp đã dẫn lối cho tôi quay về, tìm lại chính mình.

Ngày ấy, giữa những ngày tháng mịt mù trong nỗi đau thất bại, tôi tìm đến một góc ngoại ô yên bình để tĩnh tâm. Một buổi chiều đông se lạnh, khi gió nhẹ vờn qua những cánh đồng và nắng nhạt trải dài trên lối đi, tiếng chuông chùa bỗng vọng về. Âm thanh trầm hùng, thanh thoát ấy xuyên qua lớp vỏ bọc của tâm hồn chai sạn, đánh thức trong tôi một cảm giác lạ thường. Như một định mệnh, tiếng chuông vang lên nhắc nhở: "Hãy quay về, hãy tựa nương nơi Chánh Pháp."

Lòng tôi như được gột rửa, bước chân dẫn lối đến một ngôi chùa xưa nép mình dưới bóng cây đại thụ. Ngay khi bước qua cổng chùa, một lần nữa, tiếng chuông vang lên, như chào đón người con lạc lối trở về. Trái tim tôi bỗng tràn ngập cảm giác an lạc lạ thường, như được sống lại những ngày tháng thơ bé trong vòng tay yêu thương của mẹ cha.

Trước tôn nhan Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật A Di Đà, tôi chắp tay thắp nén hương lòng, cúi đầu sám hối. Thầy trụ trì với ánh mắt từ bi, ôn tồn chỉ dạy: "Con hãy bình tâm, từ bỏ phiền não, quay về nương tựa nơi Chánh Pháp. Phật luôn ở đây, trong từng hơi thở, trong từng bước chân của con."

Những lời Thầy như dòng suối mát lành, tưới tẩm cõi tâm khô cằn của tôi. Dưới sự chỉ dẫn của Thầy, tôi dần hiểu rằng mọi khổ đau, mất mát trong đời đều bắt nguồn từ vô minh và tham ái. Những ham muốn vật chất, những toan tính hơn thua chỉ là ảo ảnh, là ngọn lửa thiêu đốt tâm hồn. Nhưng cũng chính từ những khổ đau ấy, tôi nhận ra bài học Nhân Quả - quy luật bất biến mà Đức Phật đã chỉ dạy.

Từ ngày ấy, tôi dần buông bỏ những chấp trước, những phiền não trong lòng, học cách sống với tâm từ bi, hỷ xả. Tôi nhận ra rằng, hạnh phúc không nằm ở sự sở hữu hay thành công bên ngoài, mà ở sự bình an trong nội tâm, ở lòng yêu thương không phân biệt, ở sự sẻ chia với muôn loài.

Con đường đến với Chánh Pháp là con đường trở về chính mình. Đó không phải là sự chạy trốn thực tại, mà là hành trình đối diện với chính những đau khổ, sám hối lỗi lầm, và tìm thấy ánh sáng của trí tuệ và từ bi. Phật dạy rằng, mỗi chúng sinh đều mang trong mình hạt giống của sự giác ngộ. Chỉ cần ta biết tưới tẩm bằng sự tu tập và lòng thành kính, hạt giống ấy sẽ nảy mầm, đưa ta đến bến bờ an vui.

Hôm nay, khi ngồi lại giữa những ngày tháng bình yên, tôi nhớ về buổi chiều định mệnh năm xưa với lòng biết ơn vô hạn. Biết ơn Đức Phật đã khai sáng con đường Chánh Pháp, biết ơn Thầy đã chỉ dẫn, và biết ơn cả những khổ đau đã giúp tôi nhận ra giá trị thực sự của cuộc sống.

Nguyện rằng, mỗi người trong chúng ta, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, đều có thể tìm thấy ánh sáng Chánh Pháp, để cuộc đời trở thành hành trình của sự tỉnh thức, của yêu thương và trí tuệ.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.

Share:

10 lợi ích sức khỏe của đậu phộng



10 lợi ích sức khỏe của đậu phộng

Ăn đậu phộng giúp ổn định đường huyết, ngừa sỏi mật, chống trầm cảm, tăng trí nhớ, giảm cholesterol, bảo vệ tim, chống sa sút trí tuệ, ngừa ung thư.

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3 cho biết đậu phộng có thể cung cấp cho cơ thể hơn 30 chất dinh dưỡng thiết yếu và dinh dưỡng thực vật. Đậu phộng là nguồn niacin, folate, chất xơ, vitamin E, magie và phospho; chứa hợp chất resveratrol có tính chống oxy hóa mạnh, làm tăng cholesterol tốt HDL giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, máu huyết lưu thông tốt, da dẻ hồng hào.

Y học hiện đại có nhiều nghiên cứu về dược tính từ hạt đậu phộng. Dưới đây là một số kết quả được ghi nhận về tác dụng của đậu phộng:

1 - Giảm nguy cơ sinh con dị tật

Nguồn axit folic chứa trong đậu phộng rất cần thiết cho phụ nữ khi mang thai. Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ trước khi mang thai hoặc trong thời kỳ đầu mang thai, nếu được bổ sung 400 µg axit folic mỗi ngày có thể giảm nguy cơ sinh con khuyết ống thần kinh đến 70%.

2 - Ổn định đường huyết

1/4 chén đậu phộng có thể cung cấp cho cơ thể 35% nhu cầu mangan cần thiết mỗi ngày. Mangan là một khoáng chất đóng vai trò vào quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate, giúp hấp thụ canxi và duy trì sự ổn định đường huyết.

3 - Ngăn ngừa sỏi mật

Trải qua 20 năm nghiên cứu, người ta đã chứng minh được rằng nếu ăn 1 ounce, tương đương 28,35 g đậu phộng hoặc bơ đậu phộng trong vòng một tuần sẽ giảm 25% nguy cơ tiến triển của bệnh sỏi mật.

4 - Phòng chống trầm cảm

Đậu phộng cũng dồi dào nguồn axit amino tryptophan, cần thiết cho quá trình sản xuất serotonin. Serotonin có lợi cho não, giúp cải thiện tâm trạng, giảm chứng trầm cảm.


5 - Tăng cường trí nhớ

Nguồn vitamin B3 và chất niacin chứa trong đậu phộng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc cải thiện chức năng bộ não và thúc đẩy hoạt động trí nhớ.

QUẢNG CÁO: ĐẬU PHỘNG

*********************************************

6 - Giảm cholesterol

Các chất dinh dưỡng giúp tăng cường năng lượng cho bộ nhớ cũng mang lại tác dụng giảm và kiểm soát lượng cholesterol. Ngoài ra, các chất này còn có thể cắt giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, có lợi cho cơ thể.

7 - Bảo vệ tim mạch

Theo nhiều nghiên cứu, thường xuyên ăn các loại đậu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đậu phộng là loại đậu giàu chất béo không bão hòa, có lợi cho tim. Bên cạnh đó, nó còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh, điển hình là axit oleic. Ăn một nắm đậu phộng 4 lần/tuần có thể giúp tránh được các bệnh tim mạch cũng như bệnh mạch vành.

8 - Chống sa sút trí tuệ ở tuổi già

Nghiên cứu cũng cho thấy nguồn niacin đáng kể được tìm thấy trong đậu phộng có thể giảm 70% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Ăn 1/4 chén đậu phộng mỗi ngày sẽ cung cấp cho 1/4 lượng niacin cần thiết hàng ngày.

9 - Phòng bệnh ung thư

Chất phytosterol được tìm thấy nhiều trong dầu thực vật, các loại hạt, bao gồm cả đậu phộng không chỉ giúp bảo vệ tim mạch bằng cách hạn chế việc hấp thu cholesterol, mà còn có thể phòng chống bệnh ung thư bằng cách ức chế sự phát triển của các khối u.

10 - Giảm nguy cơ tăng cân

Ăn đậu phộng hay các loại hạt thường xuyên có thể giảm nguy cơ tăng cân. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh những người hay ăn đậu và hạt tối thiểu 2 lần/tuần sẽ rất ít có khả năng tăng cân so với những người hầu như không bao giờ ăn chúng.

Bên cạnh những lợi ích sức khỏe đậu phộng mang lại, loại hạt này và sản phẩm từ chúng lại dễ nhiễm nấm mốc Aspergillus flavus, loài nấm này sản sinh ra độc tố aflatoxin, độc tố này có thể gây ngộ độc thực phẩm trực tiếp và là chất gây bệnh ung thư. Do đó, khi ăn đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng, phải bảo đảm chọn đúng sản phẩm an toàn.

Ngoài ra, nhiều người còn có nguy cơ dị ứng đậu phộng. Đây là một loại dị ứng thực phẩm, các triệu chứng có thể bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, phù mạch (sưng), đau bụng cấp tính, chàm dị ứng trầm trọng, hen suyễn, và trong trường hợp xấu nhất là sốc phản vệ.

Nguyên nhân chính xác của một người nào đó phát triển dị ứng đậu phộng hiện không rõ. Song các triệu chứng có liên quan đến hoạt động của Immunoglobulin E (IgE) và các anaphylatoxins, mà hoạt động của chúng để giải phóng histamin và các chất trung gian khác từ tế bào mast (degranulation). Ngoài các hiệu ứng khác, histamin gây giãn mạch của động mạch và co thắt phế quản trong phổi, còn được gọi là co thắt phế quản (thắt của đường hô hấp).

Với những người dị ứng đậu phộng, cách phòng tránh tốt nhất là loại trừ chế độ ăn uống có các loại thực phẩm từ đậu phộng và các thực phẩm chế biến từ loại hạt này như bơ, dầu đậu phộng...
LQN sưu tầm
Share:

10 Lợi ích tuyệt vời của Mè đen (vừng đen) đối với sức khoẻ và sắc đẹp

 


10 Lợi ích tuyệt vời của Mè đen (vừng đen) đối với sức khoẻ và sắc đẹp

Mè đen có tốt không? Là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi mè đen được biết là loại hạt chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. 

1 - Ngăn ngừa tóc bạc sớm, chống rụng tóc:

Sữa mè đen cũng được biết đến là một trong những phương thuốc hữu hiệu để chữa trị tình trạng tóc bạc sớm, tóc gãy rụng, khô sơ chân tóc. Một cốc sữa mè đen mỗi ngày sẽ giúp mái tóc của bạn thêm chắc khoẻ, bóng mượt đồng thời giảm đi các hiện tượng hư tổn tóc do sử dụng hoá chất.

Bạn có thể kết hợp hạt thủ ô đỏ cùng 500g mè đen rang khô rồi nghiền nhỏ, trộn với lượng đường trắng vừa đủ rồi bảo quản trong lọ kín dùng dần.Mỗi ngày dùng 1-2 thìa pha cùng với sữa ấm hoặc nước, uống vào buổi sáng và tối, liên tiếp ít nhất 6 tháng để sở hữu một mái tóc đen, suôn mượt.

QUẢNG CÁO: MÈ ĐEN


Ngăn ngừa tóc bạc sớm, chống rụng tóc

2 - Chứa chất béo lành mạnh 

Một trong những lợi ích khác của mè đen là từ nguồn chất béo lành mạnh tốt của chúng mà cơ thể bạn cần để sản xuất năng lượng để thực hiện nhiều quá trình sinh học và sinh lý quan trọng liên quan đến tim, cơ, tế bào máu và hệ thần kinh của bạn. Chất béo cũng cần thiết để hấp thụ các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo và giúp cách nhiệt cơ thể của bạn.

Hạt mè đen không chứa chất béo chuyển hóa. Mỗi 2 muỗng canh, họ có 1,3 gam của chất béo bão hòa, mà bạn nên hạn chế đến dưới 10 phần trăm của tổng số calo hàng ngày của bạn, khuyến cáo Hướng dẫn chế độ ăn uống.

Hạt vừng chứa 50 đến 60% chất béo chất lượng cao, giàu axit béo không bão hòa đa (4 gam) và chất béo không bão hòa đơn (3,4 gam) trong mỗi 2 muỗng canh. Thay thế chất béo bão hòa cho chất béo không bão hòa có thể góp phần làm giảm cholesterol LDL (có hại), có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim tương đương với các loại thuốc giảm cholesterol.

Chứa chất béo lành mạnh

3 - Chứa chất chống oxy hóa có lợi 

Hạt vừng đen, trắng và dầu từ hạt có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật nhờ tác dụng chống oxy hóa của chúng. Điều này có thể là do một nhóm các hợp chất phenylpropanoid trong vừng, cụ thể là các lignans trong vừng, bao gồm hai thành phần duy nhất - sesamin và sesamolin.

Những chất chống oxy hóa này cung cấp khả năng phòng thủ chống lại các gốc tự do có hại. Các gốc tự do là sản phẩm phụ của các chức năng trao đổi chất trong cơ thể bạn, chẳng hạn như tiêu hóa, và cũng có thể đến từ môi trường, chẳng hạn như chất ô nhiễm.

Chứa chất chống oxy hóa có lợi

4 - Sữa mè đen giúp giảm cân, giữ dáng hiệu quả 

Sữa mè đen có tác dụng gì trong việc giảm cân? Sử dụng sữa mè đen mỗi ngày không chỉ giúp bạn giảm đi nồng độ choresterol trong máu mà còn giảm đi lượng mỡ thừa hỗ trợ cho quá trình đốt cháy calo, ngăn ngừa các tế bào mỡ phát sinh. Ngoài ra, sữa mè đen có giúp hỗ trợ tiêu hoá cho quá trình trao đổi chất và đào thải các chất độc trong cơ thể tố thơn.
Do có tính chất thanh mát nên khi sử dụng sữa mè đen sẽ giúp cho cơ thể bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, kể cả khi bạn đang trong quá trình giảm cân khắc nghiệt. Nếu muốn sở hữu làm da đẹp bạn có thể kết hợp cùng với đậu đỏ, đậu tương rang chín rồi xay nhuyễn để sử dụng hàng ngày. Lưu ý nên sử dụng hỗ hợp này trước bữa ăn một lần/ngày để giúp quá trình giảm cân, làm đẹp phát huy được tác dụng tốt nhất.

Sữa mè đen giúp giảm cân, giữ dáng hiệu quả

5 - Chữa sản phụ thiếu sữa.

Bài 1: Lấy 30g vừng đen giã nhỏ; cùng với gạo tẻ (chừng 50-60g) cho vào nước nấu nhừ thành cháo mà ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón, và không đủ sữa cho con bú.

Bài 2: Vừng 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.

Chữa sản phụ thiếu sữa.

6 - Sữa mè đen tốt cho máu 

Sữa mè đen là một loại thức uống bổ dưỡng, chúng mang đến một nguồn vitamin và các chất dinh dưỡng dồi dào như: Protein, canxi, sắt, vitamin B1, phốt pho, manga,....Vì thế mà sử dụng sữa mè đen mỗi ngày giúp mang đến cho bạn những lợi ích tuyệt vời với sức khoẻ.

Lượng magie và các chất khác có trong sữa mè đen giúp ổn định huyết áp. Sắt có trong mè đen cũng là một trong những chất bổ dưỡng cực kỳ cần thiết cho máu và nên được bổ sung thường xuyên. Bên cạnh đó, phytosterol có trong mè đen cũng có tác dụng giảm đi cholesterol trong máu.

Sữa mè đen tốt cho máu

7 - Chữa táo bón 

Hạt vừng có tính ngọt, tính bình, thường được dùng để chữa can thận suy yếu, ù tai, váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, râu tóc bạc sớm; và nó cũng là bài thuốc khắc phục đại tiện bí tạo hữu hiệu.

Bài 1: Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỳ tử, long nhãn, tang thầm (quả dâu), bá tử nhân (hạt trắc bá) mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10-20 viên, có thể dùng ở dạng thuốc sắc liều thích hợp.

Bài 2: Vừng đen, đại táo, xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Thục địa, bạch thược mỗi vị 12g. Tất cả cho vào ấm sắc uống ngày một thang.

Chữa táo bón

8 - Ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Vừng đen là món ăn bổ dưỡng của người dân Việt Nam. Trong ẩm thực, vừng đen được dùng để làm bánh, nấu chè, trộn nộm, chế biến cùng các loại hoa quả…Tuy nhiên, lợi ích của vừng đen khi chiết xuất còn giúp điều trị ung thư, kích thích sản sinh kháng thể…

Trong sữa mè đen có chứa rất nhiều các chất chống oxy hoá có khả năng ngừa các gốc tế bào tự do gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, hạt mè đen còn có một nguồn chất xơ dồi dào giúp hỗ trợ đào thải các chất độc bám trong cơ thể. Cùng với một vài chất khác và chất xơ giúp làm giảm đi tỉ lệ ung thư ruột kết.

Theo thông báo của Đại học Chiang Mai, các nhà nghiên cứu của đại học miền Bắc Thái Lan khẳng định một hợp chất mang tên Sesamin chiết xuất từ hạt vừng đen, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, đồng thời kích thích sản sinh kháng thể trong cơ thể người.

Sở dĩ có kết luận trên bởi các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kỹ thuật mô và tế bào gốc thuộc Đại học Chiang Mai đã chiết xuất và thí nghiệm thành công Sesamin – hợp chất tự nhiên từ hạt vừng đen để sử dụng trong liệu pháp điều trị ung thư.

Ngăn ngừa ung thư hiệu quả

9 - Giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch

Do đặc tính chống viêm và chống oxy hóa được biết đến của nó, dầu mè đã được sử dụng trong một nghiên cứu để xem xét mối liên hệ giữa mè và chứng xơ vữa động mạch, một căn bệnh trong đó mảng bám tích tụ dọc theo thành động mạch của bạn. Vì LDL tăng cao là một yếu tố nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch, người ta cho rằng việc giảm cholesterol có thể làm giảm sự cố xơ vữa động mạch và hậu quả là nguy cơ mắc bệnh tim.

Kết luận, được công bố trên tạp chí Cureus vào tháng 7 năm 2017, báo cáo rằng dầu mè cho thấy hứa hẹn trong việc giảm cholesterol cao và chứng viêm, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị các nghiên cứu sâu hơn để điều tra khả năng sử dụng dầu hạt mè như một chất thay thế hoặc bổ sung cho các phương pháp điều trị truyền thống như statin và metformin.

Giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch

10 - Vừng đen (mè đen) chữa đau dạ dày

Dùng vừng đen (mè đen) chữa đau dạ dày tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Vừng đen không chỉ là loại thực phẩm mà còn chứa dược tính đa dạng, thường được dùng để điều trị một số vấn đề về tiêu hóa, trong đó có đau dạ dày.

Vừng đen (mè đen) là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào bao gồm 40% axit béo không no, khoáng chất, vitamin thiết yếu. Bên cạnh đó, mè đen còn được dùng trong một số bài thuốc chữa bệnh và món ăn giúp bồi bổ sức khỏe. Theo ghi chép Y học cổ truyền, vừng đen (mè đen) có tính bình, vị ngọt, béo, thơm tác dụng bổ ích tinh tủy, nhuận tràng, khu phong, dưỡng huyết, bổ ích an thận, minh mục và bổ ngũ tạng. Do đó, nhân dân thường tận dụng vị thuốc này giúp giảm mệt mỏi, sáng mắt, phòng ngừa suy nhược, nâng cao thể trạng và chữa trị một số bệnh lý đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, tác dụng chữa bệnh của mè đen cũng đã được chứng minh trên phương diện khoa học. Theo đó, lượng axit béo có trong dược liệu có khả năng bôi trơn niêm mạc tá tràng, ruột già, dạ dày. Từ đó thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, cải thiện tình trạng chướng bụng, đầy hơi, đau vùng thượng – hạ vị âm ỉ.

Ngoài ra, vừng đen còn cung cấp lượng lớn chất xơ cho cơ thể. Chất xơ được xem là nguồn thức ăn của lợi khuẩn ở đường ruột, hỗ trợ hoạt động và phát triển của lợi khuẩn, ức chế hại khuẩn và cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Hơn nữa, các khoáng chất, axit amin, vitamin và các chất chống oxy hóa có trong dược liệu còn có công dụng chống viêm, cải thiện sức khỏe, điều hòa huyết áp và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.

Vừng đen (mè đen) chữa đau dạ dày

Trên đây là top các lợi ích tuyệt vời của Mè đen (vừng đen) đối với sức khoẻ và sắc đẹp mà toplist muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.
LQN sưu tầm.
Share:

7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời khi ăn gạo lứt



7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời khi ăn gạo lứt

SKĐS - Gạo lứt ngày càng được nhiều người lựa chọn thay thế gạo trắng. Gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khi ăn hàng ngày.

1. Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt

Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt chỉ loại bỏ đi lớp vỏ trấu ngoài cùng. Có nghĩa là thành phần ban đầu của hạt gạo bao gồm: cám, mầm và nội nhũ vẫn còn nguyên vẹn. Do đó, gạo lứt là thực phẩm giàu chất xơ, giàu dinh dưỡng, bao gồm các chất phytochemical có lợi như chất xơ, khoáng chất, acid amin thiết yếu và flavonoid (chất chống oxy hóa).

‎Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cung cấp thông tin dinh dưỡng cho 1 cốc (khoảng 200g) gạo lứt nấu chín:
Lượng calo: 218
Carbohydrate: 45,8g
Chất xơ: 3,5g
Magie: 85,8mg
Chất béo: 1,6g
Đường: 0g
Natri: 2mg
Chất đạm: 4,5g

QUẢNG CÁO: GẠO LỨT ĐEN


******************************

Gạo lứt còn chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và acid béo thiết yếu. Loại ngũ cốc nguyên hạt này chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất xơ và protein thực vật và là nguồn năng lượng giải phóng chậm tuyệt vời để giữ cho cơ thể hoạt động trơn tru suốt cả ngày.

‎Người lớn có thể nhận được tối thiểu 85% nhu cầu mangan chỉ từ một khẩu phần (một cốc) gạo lứt. Mangan là một khoáng chất giúp hỗ trợ sinh sản, chức năng miễn dịch và sức mạnh của xương.

2. Các lợi ích sức khỏe khi ăn gạo lứt
2.1 Gạo lứt giúp giảm cân

Thêm gạo lứt vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể có lợi cho việc giảm cân cũng như ổn định cân nặng. Gạo lứt làm giảm sự hấp thụ calo do hàm lượng chất xơ và cải thiện quá trình đốt cháy calo, 2 yếu tố có tác động tích cực đến việc quản lý cân nặng.

QUẢNG CÁO: GẠO LỨT ĐỎ


Gạo lứt đỏ thường được sử dụng trong một số chế độ ăn giảm cân.
***********************************

2.2 Gạo lứt điều hòa lượng đường trong máu

Gạo lứt đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách giữ cho lượng đường trong máu ở mức thấp. Nó cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

‎Các nhà khoa học tin rằng lợi ích này là do lớp cám của gạo lứt. Lớp cám này mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn gạo trắng. Ngược lại, điều này sẽ ngăn lượng đường trong máu tăng vọt so với tiêu thụ gạo trắng (trong đó lớp cám bị loại bỏ trong quá trình chế biến).

Ngoài ra, gạo lứt có chỉ số đường huyết (GI) tương đối thấp hơn gạo trắng, nghĩa là nó không khiến lượng đường trong máu tăng nhiều sau khi ăn như gạo trắng.

ThS.BS Nguyễn Thu Yên:
Lượng chất xơ trong gạo lứt cao sẽ làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Gạo lứt cũng có chỉ số đường huyết thấp hơn nên sau khi ăn lượng đường trong máu tăng một cách từ từ.

2.3 Gạo lứt tốt cho sức khỏe tim mạch

Tiêu thụ gạo lứt có thể giúp giảm thiểu một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đặc biệt, những yếu tố này bao gồm tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và tăng lipid máu.

Ngoài ra, kết quả một nghiên cứu nhỏ về ảnh hưởng của việc ăn gạo lứt đối với các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các dấu hiệu viêm ở 40 phụ nữ trưởng thành chưa mãn kinh bị béo phì hoặc thừa cân đã cho thấy, chế độ ăn có gạo lứt thường xuyên đã được chứng minh là làm giảm đáng kể các dấu hiệu viêm đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

2.4 Tác dụng chống oxy hóa của gạo lứt

Gạo lứt bao gồm một số chất chống oxy hóa, bao gồm flavonoid, hợp chất phenolic và anthocyanin. Chất chống oxy hóa là những hóa chất mạnh có trong thực phẩm như rau và trái cây. Sức mạnh của chúng bắt nguồn từ khả năng ngăn chặn hoặc trì hoãn một số loại tổn thương tế bào.

Ngoài ra, các hợp chất phenolic có trong gạo lứt được biết là có tác dụng bảo vệ tế bào chống lại những tổn thương có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường type 2, bệnh tim và ung thư.



Các chất chống oxy hóa giúp gạo lứt trở thành thực phẩm có lợi cho sức khỏe tim mạch.

2.5 Gạo lứt có lợi cho người không dung nạp gluten

Dị ứng hoặc không dung nạp gluten có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như tiêu chảy, khó chịu ở dạ dày, nôn mửa và đầy hơi ở một số người. Gạo lứt tự nhiên không chứa gluten do đó nó có lợi cho người không dung nạp gluten. Chế độ ăn không chứa gluten cũng có thể giúp ích cho những người mắc một số bệnh tự miễn.

2.6 Gạo lứt tốt cho sức khỏe của xương

Gạo lứt chứa nhiều canxi, mangan và magie, giúp tăng cường sức khỏe của xương. Chỉ trong một chén gạo lứt, bạn sẽ nhận được hơn 20% nhu cầu magie hàng ngày.

Do đó, tiêu thụ gạo lứt như một phần của chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp đảm bảo cung cấp đủ mangan, giúp ngăn ngừa các tình trạng như loãng xương và thúc đẩy xương khỏe mạnh trong suốt cuộc đời.

2.7 Chế độ ăn gạo lứt có thể ngăn ngừa ung thư

Theo nghiên cứu khoa học, gạo lứt có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết vì nó có hàm lượng selen cao, giúp thúc đẩy quá trình sửa chữa ADN cũng như tổng hợp trong các tế bào bị tổn thương đồng thời ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Ngoài ra, inositol hex phosphate, một chất hóa học có tự nhiên trong thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm cả gạo lứt, đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa ung thư.

Theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, khi chế biến gạo lứt nên ngâm gạo bằng nước ấm ít nhất khoảng 1-2 giờ. Lý do phải ngâm gạo lứt bởi quá trình ngâm giúp loại bỏ asen trong gạo cũng như loại bỏ các chất gây khó tiêu, giúp gạo mềm để dễ nấu và dễ ăn hơn. Nếu nấu với các loại đậu hay nấu cháo gạo lứt yến mạch thì nên ngâm đậu và yến mạch cùng lúc để nấu cùng với gạo lứt.
LQN sưu tầm.
Share:

7 loại rau thơm nên ăn thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh


Rau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ chứa các hợp chất sinh học hoạt tính.

Các nghiên cứu từ các tổ chức y tế uy tín như World Health Organization (WHO) và National Institutes of Health (NIH) đã chỉ ra rằng, một số loại rau thơm phổ biến có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể nếu được sử dụng thường xuyên.

QUẢNG CÁO:             TÚI XÁCH NAM

  • TÚI XÁCH NAM

    Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • 1 - Húng quế

    Húng quế chứa nhiều chất chống ôxy hóa, đặc biệt là eugenol, giúp giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Theo nghiên cứu của Journal of Clinical Nutrition, eugenol còn giúp cân bằng lượng đường trong máu, rất hữu ích cho người bị tiểu đường. Húng quế cũng giàu vitamin K, giúp cải thiện sức khỏe xương.

    2 - Ngò rí (rau mùi)

    Ngò rí chứa các chất như linalool và quercetin, được chứng minh có khả năng giảm viêm và hỗ trợ giải độc gan. Rau mùi có thể giảm cholesterol "xấu" (LDL) và tăng cholesterol "tốt" (HDL), giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.

    3 - Tía tô

    Tía tô chứa nhiều omega-3, flavonoid và chất chống ôxy hóa mạnh, giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa và giảm viêm. Theo Journal of Medicinal Food, tía tô còn có tác dụng chống dị ứng, hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng và hen suyễn nhờ các hợp chất như perilla aldehyde.

    4 - Hành lá

    Hành lá chứa allicin, một hợp chất được chứng minh giúp giảm huyết áp và cải thiện chức năng miễn dịch. Hành lá cũng giàu vitamin C và quercetin, giúp tăng cường khả năng chống ôxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi tác động của các gốc tự do.

    QUẢNG CÁO:         Bếp điện từ - bếp hồng ngoại

  • Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..


  • 5 - Rau húng lủi (bạc hà)

    Bạc hà nổi tiếng với công dụng làm dịu hệ tiêu hóa. Nghiên cứu của National Institutes of Health cho thấy, tinh dầu bạc hà có thể làm giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu và hội chứng ruột kích thích. Bạc hà còn giúp cải thiện tâm trạng và giảm stress nhờ tác động tích cực lên hệ thần kinh.

    6 - Hương thảo

    Hương thảo là nguồn cung cấp chất chống ôxy hóa như rosmarinic acid, giúp bảo vệ não bộ khỏi quá trình lão hóa. Hương thảo còn hỗ trợ cải thiện trí nhớ và tăng cường tuần hoàn máu lên não. Hương thảo thường được khuyến khích sử dụng để phòng ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer.

    7 - Lá lốt

    Lá lốt chứa các hợp chất phenolic và alkaloid, có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và giảm đau khớp. Lá lốt cũng giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa và hỗ trợ phòng ngừa loét dạ dày.

    Rau thơm nên được bổ sung thường xuyên trong bữa ăn với lượng vừa phải, tránh lạm dụng. Cần chọn rau sạch, không tồn dư hóa chất để đảm bảo an toàn. Sử dụng tươi sống hoặc chế biến nhẹ nhàng sẽ giữ lại nhiều dưỡng chất nhất.

    Đọc bài gốc tại đây.
    Share:

    Lịch sử và Nguồn gốc kinh điển Phật giáo.

     

     Trong Phật giáo, kinh điển được phân chia phức tạp theo các giai đoạn truyền bá và sự phát triển của nhiều trường phái. Dưới đây là tổng quan về cách các kinh điển được hình thành và phân loại, giúp công chúng có cái nhìn tổng quát để chia sẻ cho cộng đồng.


    1. Nguồn gốc kinh điển trong Phật giáo:

    Phật giáo có truyền thống tin vào sự tồn tại của các Đức Phật từ quá khứ xa xưa trước khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Siddhartha Gautama) xuất hiện. Những kinh điển đầu tiên trong Phật giáo, được gọi là "84.000 pháp môn," thường được xem là phương tiện giúp chúng sinh giác ngộ. Con số 84.000 là một biểu tượng tượng trưng cho sự đa dạng trong các phương pháp tu tập.

    2. Kinh điển do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng:

    Trong suốt 45 năm thuyết pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chia sẻ nhiều giáo lý với các đệ tử, và sau khi Ngài nhập Niết bàn, những giáo lý này được các đệ tử ghi nhớ và truyền lại. Có ba nhóm kinh điển lớn là Kinh tạng (Sutta Pitaka), Luật tạng (Vinaya Pitaka) và Luận tạng (Abhidhamma Pitaka):

    - Kinh tạng (Sutta Pitaka): Bao gồm các bài giảng do Đức Phật trực tiếp thuyết giảng. Những kinh này chứa đựng các giáo lý căn bản về đạo đức, thiền định và trí tuệ.

    - Luật tạng (Vinaya Pitaka): Ghi chép các quy định, giới luật cho Tăng đoàn, giúp duy trì kỷ luật và nền tảng đạo đức trong cuộc sống tu tập.

    - Luận tạng (Abhidhamma Pitaka): Phân tích sâu hơn về tư tưởng và các trạng thái tâm lý trong quá trình tu tập. Tạng này được các đệ tử biên soạn sau khi Đức Phật nhập Niết bàn.

    3. Kinh điển được ghi chép qua thiền định của các Tổ sư:



    Sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, có những bộ kinh được cho là do các Tổ sư cảm nhận, tiếp nhận qua thiền định hoặc được Đức Phật thuyết giảng trong cảnh giới vô hình. Những kinh này thường được phát triển trong các dòng Phật giáo Đại Thừa, chẳng hạn như

    * Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka Sutra),

    * Kinh Pháp Hoa (Lotus Sutra), và

    * Kinh Bát Nhã (Prajnaparamita Sutra).

    Các kinh này mở rộng và sâu sắc hóa các khía cạnh triết học và tâm linh trong Phật giáo, phù hợp với các điều kiện văn hóa của người tu Đại Thừa.

    4. Phân chia các trường phái dựa trên kinh điển:

    Các trường phái Phật giáo khác nhau có sự chấp nhận các loại kinh điển không giống nhau:
    - Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada):
    Chủ yếu tập trung vào các kinh do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trực tiếp thuyết giảng, đặc biệt là bộ “Nikaya”, không chấp nhận những kinh điển được các Tổ sư sau này thêm vào.

    - Phật giáo Đại Thừa (Mahayana):
    Chấp nhận cả các kinh điển cổ xưa và các bộ kinh Đại Thừa như “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa”, “Kinh Kim Cang”, với niềm tin rằng những kinh này được truyền dạy qua thiền định hoặc từ sự chứng ngộ của các Tổ sư.

    - Phật giáo Kim Cang Thừa (Vajrayana):
    Ngoài các kinh Đại Thừa, Kim Cang Thừa còn chấp nhận các mật điển (Tantra) và những phương pháp tu tập đặc biệt liên quan đến Mật giáo, đặc biệt là ở Tây Tạng.

    5. Sự phát triển và hệ thống hóa kinh điển:

    Các kinh điển Phật giáo đã được hệ thống hóa thành nhiều bộ sưu tập khác nhau tùy vào quốc gia và truyền thống Phật giáo:

    - Kinh điển Pali:
    Được biên soạn bằng tiếng Pali, chủ yếu ở các nước Nam Tông như Thái Lan, Myanmar, và Sri Lanka.

    - Kinh điển Hán Tạng:
    Gồm các kinh điển Đại Thừa được dịch sang tiếng Hán và lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản.

    - Kinh điển Tây Tạng:
    Bao gồm cả các kinh Đại Thừa và Mật giáo, được phiên dịch và bảo tồn bằng tiếng Tây Tạng.

    Tóm lại
    Kinh điển Phật giáo bao gồm:
    - Kinh gốc: Những bài kinh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng.
    - Kinh phát triển: Các kinh Đại Thừa, Mật giáo, và các kinh điển do các Tổ sư ghi chép lại.
    - Trường phái và hệ kinh điển khác nhau: Các truyền thống Nguyên Thủy, Đại Thừa, và Kim Cang Thừa có sự chấp nhận khác nhau về kinh điển.

    Những ghi nhận trên đây có thể sử dụng như một tóm tắt để giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về hệ thống kinh điển trong Phật giáo.

    LQN sưu tầm từ nhiều nguồn.

    Share:

    Vũ trụ từ đâu mà có? Mội sinh vật trong vũ trụ từ đâu hình thành?

      Để phân tích sâu sắc các quan điểm này, trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu từng tôn giáo riêng lẻ, sau đó so sánh về sự khác biệt trong triết lý và tư tưởng.

    1 - Quan điểm của Phật giáo:
    Trong Phật giáo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không xem vũ trụ là một tạo tác của đấng siêu hình hay thần thánh, mà là kết quả của các quy luật tự nhiên, hay còn gọi là "Nhân duyên sanh". Đức Phật lý giải rằng mọi hiện tượng trong vũ trụ đều sinh khởi và biến đổi theo nguyên lý Nhân quả.

    Theo Ngài, năm yếu tố chính (Ngũ uẩn) hình thành nên chúng sinh bao gồm:

    · Sắc (Rūpa): Vật chất

    · Thọ (Vedanā): Cảm giác

    · Tưởng (Saññā): Nhận thức

    · Hành (Sankhāra): Tư tưởng, hành động

    · Thức (Viññāṇa): Ý thức

    Và khi nói đến vũ trụ, Đức Phật chỉ ra rằng vạn vật tuân theo “ngũ đại” hay "ngũ đại yếu tố": đất, nước, gió, lửa và không gian.

    Những yếu tố này không tương đương với Ngũ hành hay Ngũ tạng theo quan niệm Đông y. Ngũ đại là các yếu tố cơ bản của vật chất, còn Ngũ hành là quan niệm triết học về sự biến đổi của tự nhiên. Bằng sự Thiền Định và Thiền Quán, Đức Phật đạt được sự sáng suốt và thấu triệt các quy luật của vũ trụ. Điều này không dựa trên các thực thể siêu nhiên mà qua quá trình thực hành thiền, Ngài trực tiếp trải nghiệm sự thật về nhân quả và vô thường, giúp Ngài tìm thấy bản chất thực sự của tồn tại và khổ đau.

    2 - Quan điểm của Kitô giáo và Hồi giáo:

    Kitô giáo: Theo Kitô giáo, đặc biệt là trong Kinh Thánh, vũ trụ và mọi sinh vật đều do Chúa Trời (Đức Chúa Cha) tạo ra từ ý chí và quyền năng của Ngài. Theo Sáng thế ký trong Cựu Ước, Chúa tạo dựng mọi thứ từ hư vô, gồm cả ngày và đêm, đất đai và nước, động thực vật, và cuối cùng là con người. Điều này được diễn giải như hành động sáng tạo có mục đích của một Đấng Tối Cao. Người Kitô giáo tin rằng để sống hạnh phúc và có cuộc sống tốt đẹp, con người phải tin và vâng lời Chúa.

    Hồi giáo: Trong Hồi giáo, quan điểm sáng tạo và quyền năng của Allah (Thượng đế) cũng tương đồng với Kitô giáo ở chỗ vũ trụ và sinh vật đều do Allah tạo ra. Được ghi chép trong Kinh Qur'an, Allah có quyền lực tối cao và tạo nên mọi thứ với ý nghĩa và sự sắp xếp hoàn hảo. Con người được cho là có trách nhiệm tuân theo các giáo lý của Ngài và tin tưởng vào sự hướng dẫn của Ngài qua Qur'an.

    3 - Sự khác biệt và mối tương quan:


    Phật giáo không xem vũ trụ như là một sáng tạo của đấng siêu nhiên mà là kết quả của nhân duyên và quy luật tự nhiên. Trong khi đó, Kitô giáo và Hồi giáo nhìn nhận sự tồn tại của vũ trụ thông qua đấng sáng tạo có ý chí và quyền năng, tức là Chúa hoặc Allah.

    Cách tiếp cận của Đức Phật mang tính thực nghiệm và nội quán qua Thiền định, trong khi Kitô giáo và Hồi giáo tin vào sự mặc khải từ Đấng Tạo Hóa qua lời dạy của các vị tiên tri. Điều này tạo nên sự khác biệt giữa tôn giáo dựa trên niềm tin vào một đấng tối cao (Kitô giáo và Hồi giáo) và tôn giáo dựa trên sự giác ngộ cá nhân (Phật giáo).

    4 - Về giá trị cuối cùng:

    Không thể khẳng định giá trị cuối cùng thuộc về tôn giáo nào là đúng tuyệt đối, vì điều này phụ thuộc vào góc nhìn và niềm tin cá nhân của mỗi người. Phật giáo hướng đến tự do nội tâm qua con đường giác ngộ, Kitô giáo và Hồi giáo hướng đến sự cứu rỗi thông qua niềm tin vào một đấng toàn năng.

    Hy vọng những phân tích này sẽ giúp các bạn có cái nhìn đa chiều hơn về sự khác biệt và giá trị của mỗi tôn giáo. Và cái đúng cuối cùng chính là bạn lựa chọn. Xin kính chúc các bạn may mắn.
    LQN sưu tầm.
    Share:

    Ý NGHĨA CỦA NGÀY RẰM? TẠI SAO PHẬT GIÁO CHON NGÀY 15 GIỮA THÁNG ÂM LỊCH LÀM NGÀY RẰM?

     

     Ngày rằm, đặc biệt là ngày 15 âm lịch hàng tháng, mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa dân gian và Phật giáo. Đây là thời điểm Mặt trăng tròn đầy nhất trong chu kỳ tháng âm lịch, tượng trưng cho sự viên mãn, hòa hợp, và sự sáng suốt. Ngày rằm còn là dịp để con người thắt chặt sự kết nối với đạo đức, tâm linh, và thiên nhiên.

    1. Lý do Phật giáo chọn ngày 15 âm lịch làm ngày rằm

    Trong Phật giáo, ngày rằm là thời điểm thuận lợi để tu tập và làm việc thiện, với niềm tin rằng ánh trăng sáng soi chiếu giúp tâm thanh tịnh và suy nghĩ trở nên rõ ràng hơn. Ngày rằm mang đến cho các Phật tử một cơ hội để tập trung vào sự từ bi, hành động thiện lành và giải thoát khỏi sự u mê trong cuộc sống. Theo kinh điển, Mặt trăng tròn tượng trưng cho sự giác ngộ viên mãn, và việc chiêm bái trăng rằm có thể gợi mở tâm hồn, giúp người tu hành tiếp nhận chân lý và an lành.

    2. Ý nghĩa khoa học của ngày rằm


    Về mặt khoa học, Mặt trăng đầy là kết quả của vị trí tương đối giữa Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng. Khi Mặt trăng đối diện hoàn toàn với Mặt trời từ góc nhìn của Trái đất, chúng ta thấy Mặt trăng sáng tròn. Hiện tượng này xảy ra vào giữa tháng âm lịch và được gọi là pha trăng tròn. Ánh sáng trăng rằm được xem là tượng trưng cho sự trong sáng, thuần khiết, làm dịu đi mọi phiền não trong lòng con người.

    3. Các ngày rằm lớn và ý nghĩa của chúng

    Dân gian Việt Nam coi rằm tháng Hai, tháng Tư, tháng Bảy và tháng Mười là các ngày rằm lớn trong năm, mỗi ngày mang một ý nghĩa tâm linh đặc biệt:

     - Rằm tháng Hai (Phật nhập Niết bàn): 
    Được coi là ngày tưởng niệm Đức Phật nhập Niết bàn. Phật tử dành ngày này để tụng kinh, hành lễ, nhớ đến công đức và giáo lý của Ngài. Đây cũng là dịp để nhắc nhở con người về vô thường và lòng từ bi.

    - Rằm tháng Tư (Phật đản): 
    Ngày này đánh dấu sự kiện Đức Phật ra đời, là ngày lễ lớn nhất của Phật giáo và được gọi là ngày Phật đản. Ngày này, Phật tử trên khắp thế giới cùng kỷ niệm và tôn vinh sự ra đời của một vị giáo chủ vĩ đại, người đã mang lại giáo lý về từ bi, trí tuệ và giải thoát.


    - Rằm tháng Bảy (Vu Lan): 
    Đây là dịp lễ Vu Lan - lễ báo hiếu trong Phật giáo. Theo truyền thống, đây là lúc để con cháu tưởng nhớ và tri ân công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, đặc biệt là những người đã khuất. Lễ này gắn liền với câu chuyện về Bồ-tát Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi cảnh ngạ quỷ, nhắc nhở đạo làm con và tầm quan trọng của lòng hiếu thảo.


    - Rằm tháng Mười (Lễ Hạ Nguyên): 
    Là thời điểm kết thúc mùa mưa, người Việt cầu nguyện cho sự bình an và sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Trong Phật giáo, rằm tháng Mười còn là dịp lễ cúng các vị thần linh để bày tỏ lòng tôn kính, mong cho vụ mùa tốt tươi, cuộc sống thuận hòa.

    Kết luận

    Ngày rằm không chỉ là dịp để người dân thư giãn tâm trí mà còn là cơ hội để chiêm nghiệm, kết nối với những giá trị tốt đẹp của Phật giáo và văn hóa dân gian. Qua những ngày rằm lớn trong năm, người Việt Nam không chỉ thực hành sự biết ơn, hiếu thảo mà còn củng cố lòng từ bi, hòa mình vào thiên nhiên và đạo lý nhân sinh.

    LQN sưu tầm từ tạp chí Khoa học và tâm linh
    Share:

    Cây nhàu là vị thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại


    Cây nhàu là vị thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. Công dụng của cây nhàu là điều trị bệnh tiểu đường, mụn nhọt ngoài da, huyết áp cao, đau mỏi xương khớp, tụ máu do chấn thương, rối loạn kinh nguyệt,...

    1. Tìm hiểu chung về cây nhàu

    Cây nhàu còn được gọi là nhàu núi, nhàu rừng, cây ngao hoặc Noni. Tên khoa học của cây nhàu là Morinda citrifolia, thuộc họ cà phê (Rubiaceae).

    Nhàu là cây thân gỗ nhỏ với chiều cao khoảng 6 - 8m. Thân cây nhẵn, nhiều cành to, lá mọc đối xứng, phiến lá hình bầu dục, rộng khoảng 5 - 7cm, dài khoảng 7 - 15cm. Hoa nhàu màu trắng mọc ở cuống lá hoặc ngọn cành. Quả nhàu hình trứng, dài khoảng 5 - 7cm, mặt ngoài xù xì, khi non có màu xanh lục, khi chín chuyển màu trắng hồng. Bên trong quả là thịt mềm, trắng và thơm, nhân cứng.

    Cây nhàu mọc hoang ở Đông Nam Á và vùng Tây Ấn. Ở nước ta, cây nhàu phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung như Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Trị,... hoặc các tỉnh miền Nam như An Giang, Bình Dương,... Hiện ở miền Bắc có nhiều nơi trồng cây nhàu như Thái Bình, Hà Nội,...

    Từ cây nhàu, con người có thể khai thác nhiều bộ phận để làm thuốc như vỏ cây, rễ, lá, quả. Hầu hết các bộ phận của cây nhàu đều dùng tươi, trừ rễ hoặc quả có thể sấy khô để dùng dần. Vị thuốc này được bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

    2. Công dụng của cây nhàu

    Rễ, vỏ và quả nhàu chứa các chất: 
    Proxeronine, polysaccharide, anthraquinone, coumarin, sterol, damnacanthal, alkaloids, rutin,... Bên cạnh đó, quả nhàu còn chứa tinh bột, chất xơ, vitamin A, B1, B6, B12, C,... cùng một số loại khoáng chất như canxi, kali, natri, selen, sắt,...

    Rễ nhàu có vị chát, tính bình, quả nhàu có vị hăng, cay nồng, tính mát. Rễ nhàu bào ra có màu vàng sậm, cây nhàu bào ra có màu vàng nhạt. Tác dụng của cây nhàu được xét theo đông y và Y Học Hiện Đại. Cụ thể:

    Tác dụng cây nhàu theo đông y:
    Lá nhàu giúp trị mụn nhọt, làm thuốc bổ và chữa chứng lỵ
    Quả nhàu có tác dụng nhuận tràng, giảm ho, lợi tiểu, hoạt huyết, điều kinh, kích thích tiêu hóa nên được dùng để trị táo bón, hạ sốt, chữa ho hen, tiểu tiện không thông,...;
    Rễ nhàu giảm đau xương khớp, điều kinh, chỉ thống, hoạt huyết, nhuận tràng, trị tăng huyết áp, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh, và được dùng để nhuộm vải.

    Công dụng của cây nhàu theo Y Học Hiện Đại: 
    Quả nhàu giúp điều trị cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, bệnh tim, suy nhược và đau nhức cơ thể,...;
    Nước ép từ quả nhàu có tác dụng cải thiện cơn đau gây ra bởi các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, ung thư, viêm khớp,...;
    Hợp chất proxeronine trong quả nhàu giúp thúc đẩy các tế bào trong cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng và giúp giảm đau hiệu quả
    Cây nhàu giúp hạ huyết áp, an thần, nhuận tràng và lợi tiểu nhẹ
    Công dụng của trái nhàu là kích thích tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu vitamin, khoáng chất,... Nhờ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, quả nhàu giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể
    Cây nhàu có tác dụng chống viêm đối với một số bệnh lý xương khớp như bệnh viêm khớp mãn tính và hội chứng ống cổ tay
    Quả nhàu giúp giảm vết sưng bỏng hoặc giảm đau do chấn thương
    Damnacanthal có trong dịch chiết quả nhàu có thể ức chế tế bào ác tính, giảm lưu lượng máu đến khối u, giúp thu nhỏ kích thước các khối u ác tính;
    Dịch chiết từ quả nhàu ức chế quá trình tiết dịch ở niêm mạc dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm dạ dày, trào ngược axit dạ dày,...



    Công dụng của cây nhàu giúp điều trị một số bệnh lý

    Với những công dụng trên, các bộ phận của cây nhàu đã được tận dụng để điều trị các bệnh như: Băng huyết, tiểu đường, cao huyết áp, cảm mạo, hen suyễn, viêm phế quản, nhức mỏi xương khớp,... Đồng thời, cây nhàu còn được dùng để làm thuốc bổ máu cho phụ nữ sau sinh.

    Công dụng của cây nhàu theo đông y được khai thác trong các bài thuốc sau:

    Bài thuốc chữa cao huyết áp: 
    Chuẩn bị 30 - 40g rễ nhàu. Sau đó, bạn rửa sạch rễ cây nhàu, sắc với lượng nước lớn, dùng uống thay nước trà hằng ngày. Việc uống liên tục nước sắc rễ nhàu trong vòng 14 ngày sẽ thấy huyết áp giảm đáng kể. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh liều thuốc theo chỉ định của bác sĩ, dùng liên tục trong vòng 2 - 3 tháng.

    Bài thuốc chữa nhức mỏi xương khớp và đau lưng: 
    Chuẩn bị một ít quả nhàu non. Sau đó, bạn đem thái mỏng quả nhàu non, sao khô. Cứ 300g quả nhàu non thì ngâm với 2 lít rượu (khoảng 30 - 40°). Sau 2 tuần ngâm rượu thì có thể dùng được. Mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần uống 30 - 40ml để trị đau mỏi xương khớp

    Bài thuốc trị mụn nhọt ngoài da: 
    Chuẩn bị một ít lá nhàu tươi. Sau đó, bạn rửa sạch lá nhàu, để ráo nước rồi giã nát, đắp lên các nốt mụn nhọt. Bạn cứ thực hiện lặp lại cho tới khi nhọt vỡ, da liền lại là được
    Bài thuốc trị đau lưng do thận yếu: Chuẩn bị 12g rễ nhàu, 12g ngũ trảo, 8g rau ngót, 8g rễ ngà voi, 8g tầm gửi cây dâu (tang ký sinh), 8g đậu săng, 8g cối xay, 8g dây gùi, 8g ngó bần. Sau đó, bạn đem rửa sạch tất cả các dược liệu trên, cho vào niêu sắc với 500ml với lửa nhỏ tới khi còn 250ml nước thuốc thì ngừng. Ngày uống thuốc 2 lần, mỗi lần 125ml, nên uống thuốc khi còn nóng;

    Bài thuốc trị rối loạn kinh nguyệt ở người bị cao huyết áp: 
    Chuẩn bị 20g quả nhàu, 20g ích mẫu, 12g hương phụ tẩm giấm sao, 6g cam thảo dây. Sau đó, bạn đem rửa sạch các dược liệu trên, sắc thuốc uống 2 - 3 lần/ngày. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc cho tới khi khỏi bệnh;

    Bài thuốc trị cao huyết áp, mất ngủ, suy nhược thần kinh: 
    Chuẩn bị 24g rễ nhàu, 12g thảo quyết minh (hạt muồng) sao thơm, 3 lát gừng củ, 6g vỏ bưởi, 8g thổ phục linh, 8g rau má. Sau đó, bạn cho các vị thuốc vào niêu, sắc với 500ml nước cho tới khi còn 250ml nước thuốc thì ngừng. Ngày uống thuốc 2 lần, mỗi lần 125ml, nên uống thuốc khi còn nóng;

    Bài thuốc trị cảm sốt, tiêu chảy: 
    Chuẩn bị 3 - 6 lá nhàu tươi. Sau đó, bạn đem rửa sạch lá nhàu, sắc với 500ml nước cho tới khi còn lại 200ml nước thuốc thì ngừng. Ngày uống thuốc 2 lần, mỗi lần 100ml. Cần uống thuốc liên tục 2 - 5 ngày;

    Bài thuốc chữa lỵ: 
    Chuẩn bị 3 - 5 quả nhàu. Sau đó, bạn đem nướng chín quả nhàu rồi ăn trực tiếp là được. Hoặc bạn có thể lấy 10 - 12g lá nhàu, đem sắc uống. Ngoài ra, bạn có thể phối hợp với 10g cỏ sữa để tăng hiệu quả điều trị kiết lỵ;

    Bài thuốc chữa sốt cao, đi ngoài, lỵ, giúp bồi bổ sức khỏe: 
    Chuẩn bị 8 - 10g rễ nhàu. Sau đó, bạn đem rễ nhàu đi sắc với 500ml nước, chia uống 2 lần/ngày;

    Bài thuốc trị đau nửa đầu, nhức đầu kinh niên: 
    Chuẩn bị 24g rễ nhàu, 12g rau má, 12g cối xay, 12g hạt muồng trâu, 8g củ gấu (sao tẩm). Sau đó, bạn cho các vị thuốc trên vào niêu, sắc với 500ml nước cho tới khi còn 250ml nước thuốc thì ngừng. Ngày uống thuốc 2 lần, mỗi lần 125ml, nên uống thuốc khi còn ấm;

    Bài thuốc trị đau nhức do bệnh phong thấp: 
    Chuẩn bị 20g rễ nhàu, 20g dây đau xương, 20g rễ cỏ xước, 20g thổ phục linh, 6g cam thảo dây. Sau đó, bạn sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 - 3 lần uống/ngày;



    Công dụng của cây nhàu được ứng dụng trong một số bài thuốc Y Học Cổ Truyền

    Bài thuốc trị mất ngủ, đau đầu, cao huyết áp: 
    Chuẩn bị 20 - 30g rễ nhàu thái lát phơi khô, 12 - 16g sinh địa, 12 - 16g ngưu tất, 12 - 16g hoa hòe. Sau đó, bạn đem các nguyên liệu trên rửa sạch, sắc thuốc, chia thành nhiều lần uống trong ngày;

    Bài thuốc trị mất ngủ, chóng mặt và đau đầu do huyết ứ: 
    Chuẩn bị 50g rễ nhàu, 20g ngưu tất, 15g thảo quyết minh. Sau đó, bạn chỉ cần sắc uống 1 thang/ngày là được

    Bài thuốc chữa nhức mỏi xương khớp do thay đổi thời tiết: Chuẩn bị 40g rễ nhàu, 500g đường cát trắng, 40g vòi voi, 10g quả ô môi, 30g đỗ trọng, 2 lít rượu trắng, 20g nghệ đen, 20g nghệ vàng, 20g trần bì, 20g thiên niên kiện, 20g tầm gửi cây dâu, 20g quế nhục. Sau đó, bạn rửa sạch các dược liệu, đem ngâm với rượu trong vòng 7 ngày rồi lọc bã. Tiếp tục dùng rượu pha với 1 lít nước đường. Khi dùng, mỗi ngày bạn uống 2 lần, mỗi lần 30ml. Nên áp dụng bài thuốc trong vòng 3 - 5 ngày.

    Bài thuốc chữa tụ máu, bầm tím do chấn thương: 
    Chuẩn bị 12g trái nhàu non (khoảng 3 quả). Sau đó, bạn đem trái nhàu sắc với nước uống 3 lần/ngày, dùng trước bữa ăn. Hoặc bạn dùng 10g rễ mía dò, 10g củ tầm sét, đem phơi khô, sắc uống 3 lần/ngày, uống trước bữa ăn. Nên uống 5 - 10 thang cho tới khi hết các triệu chứng;

    Bài thuốc chữa trầm cảm, căng thẳng và chấn thương: 
    Chuẩn bị vài quả nhàu tươi. Sau đó, bạn đem quả nhàu ép lấy nước, uống khi bụng đói là được.

    Những thực phẩm chế biến từ nhàu.
    3. Lưu ý khi sử dụng cây nhàu trị bệnh

    Khi sử dụng các bộ phận của cây nhàu để trị bệnh, bạn cần lưu ý những vấn đề sau: 
    Nhàu tươi và nước ép từ quả nhàu không độc nên bệnh nhân có thể sử dụng với lượng lớn. Thường xuyên uống nước ép nhàu kích thích cơ thể tiết ra endorphin - hormone giúp thư giãn não bộ, mang lại cảm giác tích cực, giảm stress và điều hòa huyết áp.
    Nếu dùng với liều cao, nước ép từ quả nhàu còn hỗ trợ cai nghiện ma túy, rượu và thuốc lá. Tuy nhiên, để được hướng dẫn cụ thể thì bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.
    Hiện chưa có thông tin ghi nhận về tác dụng phụ nếu dùng quả nhàu và nước ép nhàu với liều cao. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến áo bạn chỉ nên dùng với liều lượng sau:Người trẻ, thể trạng khỏe mạnh: Sử dụng 30ml/ngày;
    Người mới phẫu thuật hoặc đang bị chấn thương: Sử dụng 180 - 240ml/ngày trong ngày đầu tiên, sau đó duy trì với liều lượng 90 - 120ml/ngày;
    Người cao tuổi cần bồi bổ sức khỏe: Sử dụng 60ml/ngày, chia uống 2 lần vào sáng và tối;
    Người dùng nước ép nhàu để trị bệnh: Sử dụng 160ml/ngày trong tháng đầu, sau đó có thể tùy chỉnh liều lượng cho phù hợp;
    Người mắc bệnh tiểu đường, ung thư: Sử dụng 180 - 240ml/ngày;
    Người mắc bệnh đe dọa trực tiếp tới tính mạng: Sử dụng 480 - 600ml/ngày;
    Không dùng cây nhàu cho những người có huyết áp thấp và nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc hạ áp.
    Không dùng cho phụ nữ đang mang thai vì nhàu có tác dụng thông kinh hoạt huyết.
    Thận trọng khi dùng nước ép nhàu và các bài thuốc có dược liệu là nhàu cho bệnh nhân viêm thận.

    Công dụng của cây nhàu đã được khẳng định và khai thác trong nhiều bài thuốc đông y. Với các bệnh lý nghiêm trọng như cao huyết áp, tiểu đường, ung thư, cần phối hợp giữa sử dụng các thảo dược thiên nhiên với các biện pháp điều trị chuyên sâu theo Y Học Hiện Đại để đạt hiệu quả trị liệu tốt nhất.

    Theo tài liệu gốc Tại đây
    Share:

    Tại sao Phật giáo coi Đạo hiếu là nền tảng Đạo đức quan trọng?


    Trong Phật giáo, đạo hiếu là một trong những nguyên tắc đạo đức quan trọng, được xem là căn bản cho việc tu dưỡng và đạt đến giác ngộ. Quan điểm "Kính Cha thờ Mẹ là kính Phật" nêu rõ rằng sự tôn kính đối với cha mẹ không chỉ là bổn phận cá nhân mà còn là cách thể hiện lòng thành kính đối với Phật pháp. Đức Phật đã dạy đạo hiếu trong nhiều kinh điển nhằm giúp con người hiểu rõ giá trị của lòng biết ơn và trách nhiệm đối với cha mẹ.

    1. Nguyên nhân và Điều kiện trong Thực Tế Đời Sống dẫn đến Sự Dạy Dỗ về Đạo Hiếu

    Phật giáo nhận thấy rằng gia đình là nơi con người học được những giá trị đạo đức căn bản, và rằng cha mẹ là người đầu tiên nuôi dưỡng, giáo dục, truyền dạy những điều đúng sai cho con cái. Việc kính trọng cha mẹ không chỉ duy trì nền tảng xã hội mà còn giúp cá nhân phát triển lòng từ bi và biết ơn, hai phẩm chất cốt lõi của Phật giáo.

    Điều kiện và nguyên nhân thúc đẩy Đức Phật nhấn mạnh đạo hiếu bao gồm:Nhận thức về sự sinh thành và nuôi dưỡng: Đức Phật dạy rằng công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn và không dễ gì đền đáp được. Ngài so sánh cha mẹ với Phật vì công đức sinh thành nuôi dưỡng không khác gì ân đức của các vị thầy dẫn dắt con người trên con đường giải thoát.
    Xây dựng lòng từ bi và biết ơn: Từ sự kính trọng và biết ơn với cha mẹ, người con có thể phát triển lòng từ bi và thái độ biết ơn rộng hơn đối với mọi người, một nền tảng quan trọng trong sự tu dưỡng Phật giáo.
    Sự hòa hợp xã hội: Khi mỗi cá nhân biết kính trọng cha mẹ, xã hội sẽ có nền tảng đạo đức bền vững, giảm đi mâu thuẫn và bất hòa trong gia đình cũng như trong xã hội.

    2. Các Kinh Điển Phật giáo Nói về Đạo Hiếu

    Trong các kinh điển Phật giáo, nhiều kinh có đề cập trực tiếp đến lòng hiếu thảo và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Dưới đây là những kinh nổi bật nói về đạo hiếu:

    - Kinh Vu Lan Bồn (Ullambana Sutra): Đây là một trong những kinh nổi tiếng nhất về đạo hiếu. Kinh này kể về tôn giả Mục Kiền Liên, một đệ tử của Đức Phật, đã cứu mẹ thoát khỏi cảnh khổ đau trong địa ngục. Kinh Vu Lan nhấn mạnh rằng lòng hiếu thảo cần được thực hiện cả khi cha mẹ còn sống và sau khi qua đời, thông qua những việc làm như cúng dường, tụng kinh, và làm thiện để cầu nguyện cho cha mẹ.


    - Kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu (Filial Piety Sutra): Kinh này nhấn mạnh vai trò của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái, và những khó khăn, hy sinh mà cha mẹ phải gánh chịu. Kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu khuyên con cái phải biết báo đáp công lao của cha mẹ qua việc chăm sóc, phụng dưỡng, và cầu nguyện cho cha mẹ.


    - Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya): Trong kinh này, Đức Phật nói rằng cha mẹ là “hai vị Phật sống” trong gia đình. Ngài nhấn mạnh rằng công đức của cha mẹ đối với con cái là vô cùng lớn lao, và người con có hiếu sẽ được hưởng phúc báo trong đời này và đời sau.


    - Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikaya) - Bài kinh Sigalovada Sutta: Đây là bài kinh dành cho người tại gia, trong đó Đức Phật giảng về cách một người cần phải kính trọng cha mẹ và biết chăm sóc cha mẹ. Ngài dạy rằng sự tôn kính cha mẹ sẽ giúp cho cuộc sống của một người trở nên tốt đẹp, an lành và có được sự hỗ trợ từ cộng đồng xung quanh.

    3. Ý Nghĩa của Đạo Hiếu trong Phật giáo

    Phật giáo không chỉ coi trọng sự giác ngộ cá nhân mà còn nhấn mạnh đến trách nhiệm của mỗi cá nhân trong mối quan hệ với gia đình và xã hội. Đạo hiếu là cách thức để duy trì sự hài hòa, gắn kết trong gia đình và cũng là nền tảng cho sự phát triển của lòng từ bi, trách nhiệm và sự hiểu biết.

    Trong Phật giáo, đạo hiếu không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc về vật chất mà còn là sự quan tâm về tinh thần. Đặc biệt, người con có thể làm những việc thiện, cầu nguyện và giúp cha mẹ vượt qua các khó khăn về tâm linh, nếu cha mẹ không may rơi vào những nghiệp xấu trong các kiếp sống trước.

    Kết luận

    Đạo hiếu trong Phật giáo là một trong những giá trị cốt lõi, được Đức Phật giảng dạy kỹ lưỡng qua nhiều kinh điển. Từ Kinh Vu Lan, Kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu đến Kinh Tăng Chi Bộ, đạo hiếu được xem là con đường quan trọng để mỗi Phật tử rèn luyện lòng từ bi, biết ơn và trách nhiệm. Những lời dạy của Đức Phật về đạo hiếu vẫn còn nguyên giá trị, là lời nhắc nhở để mỗi người con cần luôn luôn trân trọng và chăm sóc cha mẹ – những vị "Phật tại gia".

    Đức Phật đã dạy rằng tôn kính cha mẹ cũng là cách thể hiện lòng kính Phật, điều này không chỉ giúp nuôi dưỡng nhân cách và đạo đức mà còn là bước đầu tiên trên con đường tu tập để đạt được giác ngộ và an lạc.
    LQN sưu tầm2024
    Share:

    Kinh Phật và Vật lý lượng tử.


    Kinh Lăng Nghiêm (Sūrangama Sūtra) là một trong những bộ kinh quan trọng trong Phật giáo, đặc biệt là với các trường phái Đại thừa. Bộ kinh này cung cấp những giáo lý sâu sắc về tâm thức, bản chất của thực tại, và con đường tu tập giác ngộ. Dưới đây là một bài phân tích về Kinh Lăng Nghiêm và mối liên hệ giữa những giáo lý này với vật lý lượng tử.

    1. Nội dung và Tầm quan trọng của Kinh Lăng Nghiêm trong Tu Tập Phật Học

    Kinh Lăng Nghiêm, thông qua các cuộc đối thoại giữa Đức Phật và các đệ tử, đặt trọng tâm vào những vấn đề cốt lõi trong việc tu tập, bao gồm:Bản chất của Tâm: Kinh này giải thích rằng tâm không chỉ giới hạn trong phạm vi cá nhân mà còn là căn nguyên của mọi hiện tượng trong vũ trụ. Đức Phật dạy rằng, sự nhận thức của chúng sinh bị nhầm lẫn giữa thực tại và ảo giác do các vọng tưởng.
    Thực Tướng của Pháp: Bộ kinh nhấn mạnh rằng tất cả hiện tượng (pháp) đều không có thực thể cố định và vô thường, khái niệm này tương tự với những gì khoa học lượng tử hiện đại đã khám phá, rằng các hạt cơ bản cũng không tồn tại ở trạng thái cố định mà ở dạng xác suất.
    Con Đường Giải Thoát và Giác Ngộ: Kinh Lăng Nghiêm hướng dẫn các phương pháp thiền định và tu tập để đạt được trí tuệ sáng suốt, giúp hành giả nhìn thấu sự thật của vạn vật.

    2. Sự Ra Đời và Điều Kiện Lịch Sử của Kinh Lăng Nghiêm

    Kinh Lăng Nghiêm được cho là truyền đến Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 7 hoặc 8 từ Ấn Độ, vào thời nhà Đường. Đây là giai đoạn Phật giáo phát triển mạnh ở Trung Quốc, cùng với nhiều cuộc giao lưu văn hóa giữa các vùng đất Á-Âu. Kinh này xuất hiện trong bối cảnh mà người dân và tầng lớp tri thức đang tìm kiếm những hiểu biết về tâm linh và triết học để giải đáp về bản chất của thực tại.

    3. Mối Liên Hệ giữa Kinh Lăng Nghiêm và Vật Lý Lượng Tử

    Hiện nay, các nhà vật lý lượng tử đã khám phá ra rằng bản chất của vật chất không cố định và phụ thuộc vào nhận thức quan sát, điều này rất gần với các lý thuyết trong Kinh Lăng Nghiêm:Tâm là Căn Nguyên của Vũ Trụ: Kinh Lăng Nghiêm dạy rằng tâm không chỉ là nguồn gốc của mọi hiện tượng mà còn là nơi chứa đựng tất cả những gì diễn ra. Trong vật lý lượng tử, khái niệm "người quan sát" đóng vai trò quyết định trong việc xác định trạng thái của hạt. Điều này gợi lên sự tương đồng với quan điểm Phật học rằng thực tại không tồn tại độc lập mà liên quan mật thiết đến nhận thức của chúng sinh.
    Tính Không và Nguyên Lý Bất Định: Vật lý lượng tử khẳng định rằng hạt không có vị trí hay tốc độ cụ thể cho đến khi bị quan sát – trạng thái này được gọi là trạng thái chồng chập (superposition). Kinh Lăng Nghiêm cũng cho rằng tất cả hiện tượng là "không", nghĩa là không có bản chất cố định; chúng luôn thay đổi và phụ thuộc vào điều kiện nhân duyên. Khái niệm này tương đồng với nguyên lý bất định Heisenberg, khi mà vị trí và động lượng của hạt không thể cùng được xác định với độ chính xác tuyệt đối.



    4. Các Giáo Sư và Nhà Khoa Học Nổi Bật Nhận Định về Mối Quan Hệ này

    Một số giáo sư và nhà vật lý nổi tiếng, như Robert Thurman, David Bohm và Fritjof Capra, cho rằng những lý thuyết cơ bản của vật lý lượng tử có điểm tương đồng đáng kinh ngạc với triết học Phật giáo. Fritjof Capra, trong tác phẩm "The Tao of Physics" (Đạo Của Vật Lý), đã nói rằng những giáo lý sâu sắc trong Kinh Lăng Nghiêm là một cách nhìn thực tại tương tự như cách mà vật lý hiện đại mô tả. Capra giải thích rằng những hiểu biết về vũ trụ của Phật giáo không nhất thiết phải đối nghịch với khoa học hiện đại, mà còn có thể bổ sung và làm phong phú thêm các khám phá vật lý.

    Kết Luận

    Kinh Lăng Nghiêm không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn người tu hành đạt tới giác ngộ mà còn chứa đựng những tư tưởng sâu sắc về bản chất của thực tại và mối quan hệ giữa tâm và vật chất. Những nguyên lý trong kinh này, khi được nhìn qua lăng kính của vật lý lượng tử, lại càng thể hiện được tính chân lý vượt thời gian, vượt không gian, và trở thành nguồn cảm hứng cho các cuộc nghiên cứu về bản chất của vũ trụ.

    Kinh Lăng Nghiêm giúp chúng ta suy ngẫm về việc không chỉ có khoa học hiện đại mà cả những triết lý và tâm linh đã ra đời hàng ngàn năm trước cũng có thể mở ra những hướng đi mới trong việc hiểu về bản chất thực tại của vũ trụ, cũng như bản chất sâu sắc của chính tâm thức con người.
    LQN sưu tầm.
    Share:

    Các món Chay đơn giản dễ làm


     

    1- Canh nm ht sen

    Nguyên liu:

    · 50g ht sen

    · 50g nm linh chi

    · 50g nm đông cô tươi

    · 100g đậu hũ non

    · 1 c cà rt, tiêu xay, ngò rí, ht nêm chay. 

     2- Canh bông ci chay

    Nguyên liu:

    · 300g bông ci xanh

    · 100g nm rơm

    · 100g cà rt

    · Hành lá và các loi gia v cơ bn như ht nêm, bt ngt, tiêu, mui. 

     3- Đậu hũ kho s t

    Nguyên liu:

    · Đậu hũ

    · S, t. 

     4- Canh bí đỏ đậu phng

    Nguyên liu:

    · Nguyên liu ch yếu ca món canh này đó là bí đỏ và đậu phng.

     5- Khoai tây xào rau c

    Nguyên liu:

    · Khoai tây

    · Nm, hành tây

    · Các loi gia v thông thường

     6- Xà lách trn du gim chay

    Nguyên liu:

    · Rau xà lách

    · t đỏ, ht nêm chay, mui, du gim

     7- Giá xào đậu hũ

    Nguyên liu:

    · Giá sng

    · Đậu hũ

    · Rau mùi, hành khô

    · Gia v 

     8- Nm rơm kho t

    Nguyên liu:

    · Nm rơm

    · Gia v các loi

     9- Nm rơm chiên giòn

    Nguyên liu:

    · Nm rơm

    · Bt chiên xù

     10- Đậu bp chm chao

    Nguyên liu:

    · Đậu bp 200 gr

    · Chao 1/2 hp

    · Đường trng 2 mung cà phê

    · t 1 trái

    · Mui 1 mung cà phê

     11- Rau c xào chay

    Nguyên liu:

    · Súp lơ xanh

    · Súp lơ trng

    · Ci tho

    · Cà rt

    ·  Ngô bao t

    · Mc nhĩ

    · Đậu cô ve

    · Gia v du ăn, ht nêm

     12- Đậu hũ kho chay rau c

    Nguyên liu: 

    · 2 miếng đậu hũ

    · 1 c sen nh

    · 1 c cà rt

    · 1 c ci

    · 50g nm hương

    · Phn gia v gm 3 mung mui, 3 mung xì du. 5 tép ti, 2 mung ht tiêu, 2 mung nước màu đường



     13- Mướp xào đậu phng

    Nguyên liu:

    · Mướp hương 300g

    · đỏ baby

    · đỏ Nht 150g

    · Đậu phng v đỏ khô (min bc)

    · 100g Boa rô 30g Ngò rí 20g

    · Ch chay chiên 2 miếng

    · t sng 1 trái Gia v: tiêu, du ăn Ht nêm

     16- Đậu bp kho nước tương

    Nguyên liu:

    · Đậu bp: 200g

    · Bp non: 100g

    · Ch la chay: 150g

    · Nước da tươi: 1/2 chén

    · S: 1 cây

    · Boaro: 1 khúc

    · Gia v

     17-  Măng xào chay

    Nguyên liu:

    · 1 c măng tươi

    · 50gr nm mèo

    · 2 cây hành boaro nh

     18- Canh rong bin đậu hũ

    Nguyên liu:

    · Đậu hũ non: 100g

    · Lá rong bin: 10g

    · Cà rt: 1 đến 2 c

    · Nước lc: khong 1 lít

    · Ht nêm

     19- Canh đu đủ lá lt

    Nguyên liu:

    · Đu đủ hườm: 300g

    · Lá lt: 50g

    · Nm bào ngư: 150g

    · Đậu hũ non Poa-rô: 1 khúc

     20- Canh Tng hp (B Máu)

    Nguyên Liu:

    · 1 Trái bí đỏ già: 500g

    · 2 Trái càrot: 200g

    · 2 C khoai Lang: 150g

    · 2 C dn đỏ: 150g

    · 1 C ci trng: 50g

    · Gia vi, ht nêm (Nu đặc)

    21- Canh Chua Chay

    Nguyên liệu: Đậu hũ, cà chua, dứa, giá đỗ, rau ngò.

    Cách làm: Nấu canh chua với nước dùng từ rau củ, thêm đậu hũ và các loại rau để tạo vị chua ngọt hấp dẫn.

    22 - Đậu Hũ Kho Tương

    Nguyên liệu: Đậu hũ, tương hột, tỏi, ớt.

    Cách làm: Đậu hũ cắt miếng, kho cùng tương hột và gia vị cho thấm đều, ăn kèm cơm nóng.

    23 - Cà Tím Xào Chao

    Nguyên liệu: Cà tím, chao, tỏi, ớt.

    Cách làm: Cà tím xào cùng chao cho đến khi chín mềm, dậy mùi thơm đặc trưng.

    24 - Rau Muống Xào Tỏi

    Nguyên liệu: Rau muống, tỏi, dầu ăn.

    Cách làm: Rau muống xào với tỏi, giữ độ giòn và xanh của rau.

    25. Gỏi Ngó Sen Chay

    Nguyên liệu: Ngó sen, cà rốt, dưa leo, rau thơm.

    Cách làm: Trộn ngó sen với các loại rau, thêm nước mắm chay pha chua ngọt.

    26. Bún Riêu Chay

    Nguyên liệu: Đậu hũ, nấm, cà chua, bún.

    Cách làm: Nấu nước dùng từ rau củ, thêm đậu hũ và các loại nấm tạo hương vị thơm ngon.

    27. Súp Nấm Chay

    Nguyên liệu: Nấm hương, nấm rơm, đậu hũ, rau củ.

    Cách làm: Nấu súp từ nấm và rau củ, tạo hương vị thanh ngọt tự nhiên.

     28. Phở Chay

    Nguyên liệu: Bánh phở, nấm, rau thơm.

    Cách làm: Nấu nước dùng từ rau củ, thêm nấm và bánh phở, ăn kèm rau thơm.

     29. Miến Xào Chay

    Nguyên liệu: Miến, nấm, đậu hũ, rau cải.

    Cách làm: Miến xào cùng nấm, đậu hũ và rau cải, thêm gia vị vừa ăn.

    30. Đậu Bắp Xào Tỏi

    Nguyên liệu: Đậu bắp, tỏi, dầu ăn.

    Cách làm: Đậu bắp xào với tỏi, giữ độ giòn và thơm ngon.

    31. Cà Ri Chay

    Nguyên liệu: Khoai tây, cà rốt, đậu hũ, nấm.

    Cách làm: Nấu cà ri từ các loại rau củ, thêm đậu hũ và nấm, ăn kèm bánh mì hoặc cơm.

    32. Đậu Que Xào Tỏi

    Nguyên liệu: Đậu que, tỏi, dầu ăn.

    Cách làm: Xào đậu que với tỏi, giữ độ giòn và thơm ngon.

     

    Share:

    HÀNG HIỆU GIÁ RẺ

  • HÀNG HIỆU RẺ

    Đợt khuyến mãi lớn nhất trong năm giảm giá đến 50%..

  • Ăn chay trường

    Ăn chay trường
    Xem tất cả bài viết

    ĐỒ NGỦ VÀ NỘI Y

  • ĐỒ NGỦ VÀ NỘI Y

    Đủ tất cả Sản phẩm các chuẩn loại, nhiều thương hiệu nổi tiếng, với giá cả đặc biệt..

  • Dưỡng sinh

    Dưỡng sinh
    Xem tất cả bài viết

    TÚI XÁCH NAM

  • TÚI XÁCH NAM

    Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Đối nhân

    Đối nhân
    Xem tất cả bài viết

    MÁY LÀM THON CƠ THỂ

    Hương quê bình lâm

    Xem tất cả bài viết

    TÚI XÁCH NỮ

  • TÚI XÁCH NỮ

    Đủ các mẫu mã bạn cần, đủ các thương hiệu..

  • Kinh Địa tang

    Xem tất cả bài viết

    DỤNG CỤ TRANG ĐIỂM

    Máy tính

    Máy tính
    Xem tất cả bài viết

    KHO HÀNG GIẢM GIÁ

    Muôn màu

    Xem tất cả bài viết

    HÀNG HIỆU GIÁ RẺ

  • HÀNG HIỆU RẺ

    Đợt khuyến mãi lớn nhất trong năm giảm giá đến 50%..

  • Non nước việt

    Xem tất cả bài viết

    TÚI XÁCH NAM

  • TÚI XÁCH NAM

    Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Quê hương

    Xem tất cả bài viết

    BẾP ĐIỆN TỪ - BẾP HỒNG NGOẠI

  • Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Sống khỏe

    Xem tất cả bài viết

    Sữa ngũ cốc

    Xem tất cả bài viết

    Sức khỏe

    Sức khỏe
    Xem tất cả bài viết

    Tập yoga

    Xem tất cả bài viết

    Thảo dược quý

    Xem tất cả bài viết

    Thực phẩm tốt

    Xem tất cả bài viết

    Trà thảo dược

    Xem tất cả bài viết

    Tu giới

    Xem tất cả bài viết

    TỤNG KINH ĐỊA TẠNG MỖI NGÀY

    Ăn chay trường

    Xem tất cả bài viết

    TÚI XÁCH NAM

  • TÚI XÁCH NAM

    Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Dưỡng sinh

    Xem tất cả bài viết

    Bếp điện từ - bếp hồng ngoại

  • Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Đối nhân

    Xem tất cả bài viết

    HÀNG HIỆU GIÁ RẺ

  • HÀNG HIỆU RẺ

    Đợt khuyến mãi lớn nhất trong năm giảm giá đến 50%..

  • Hương quê bình lâm

    Xem tất cả bài viết

    TÚI XÁCH NỮ

  • TÚI XÁCH NỮ

    Đủ các mẫu mã bạn cần, đủ các thương hiệu..

  • Kinh Địa tang

    Xem tất cả bài viết

    KHO HÀNG GIẢM GIÁ

    Máy tính

    Máy tính
    Xem tất cả bài viết

    DỤNG CỤ GIẢM GIÁ

    Muôn màu

    Xem tất cả bài viết

    VIDEO

    Non nước việt

    Xem tất cả bài viết

    ĐỒ NGỦ VÀ NỘI Y

  • ĐỒ NGỦ VÀ NỘI Y

    Đủ tất cả Sản phẩm các chuẩn loại, nhiều thương hiệu nổi tiếng, với giá cả đặc biệt..

  • Quê hương

    Xem tất cả bài viết

    Sống khỏe

    Xem tất cả bài viết

    Sữa ngũ cốc

    Xem tất cả bài viết

    Sức khỏe

    Xem tất cả bài viết

    Tập yoga

    Xem tất cả bài viết

    Thảo dược quý

    Xem tất cả bài viết

    Thực Phẩm tốt

    Xem tất cả bài viết

    Trà thảo dược

    Xem tất cả bài viết

    Tu giới

    Xem tất cả bài viết